"Loại vaccine được dùng để tiêm chủng trong chiến dịch là vaccine MRVAC phòng chống bệnh Sởi - Rubella, do Trung tâm Nghiên cứu Vaccine và Sinh phẩm Y tế Việt Nam sản xuất", CDC Hà Nội thông tin.
Chiến dịch tiêm chủng hoàn toàn miễn phí.
Hà Nội sẽ tiêm vaccine sởi cho trẻ 1-5 tuổi (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo CDC Hà Nội, mục tiêu của chiến dịch là trên 95% trẻ 1-5 tuổi đang sống, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm một mũi vaccine phòng bệnh Sởi - Rubella (MR).
Bên cạnh đó, trên 95% nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine có chứa thành phần sởi theo quy định, sẽ được tiêm một mũi vaccine phòng bệnh Sởi - Rubella (MR).
Các bên liên quan cần đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
Về đối tượng tiêm chủng, theo CDC Hà Nội bao gồm:
- Trẻ 1-5 tuổi đang sống, học tập tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội (lấy mốc sinh để rà soát là trẻ có ngày sinh dương lịch từ 15/10/2018 đến 14/10/2023) chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine có chứa thành phần sởi.
- Nhân viên y tế có nguy cơ (khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân sởi) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn thành phố chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi được triển khai bắt đầu từ ngày 14/10 và tổ chức tiêm vét cho các đối tượng tạm hoãn tiêm chủng trong buổi tiêm chủng thường xuyên đến hết ngày 15/11.
Chiến dịch sẽ triển khai đồng loạt tiêm tại trạm y tế, trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học và các điểm tiêm chủng lưu động do các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tổ chức.
" alt=""/>Hà Nội: Đại chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai như thế nào?Giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh tật (Ảnh: Getty).
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Một trong những dấu hiệu rõ ràng của ung thư tuyến tụy là giảm cân nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng. Nhiều bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường mất cảm giác ngon miệng và gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột.
Điều này là do cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây sụt cân một cách không kiểm soát.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cảnh báo rằng, nếu bạn đột ngột giảm cân mà không thay đổi chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư tuyến tụy.
Giảm năng lượng và mệt mỏi kéo dài
Theo Healthline, mệt mỏi kéo dài là triệu chứng phổ biến ở nhiều loại ung thư, và ung thư tuyến tụy cũng không ngoại lệ.
Sự suy giảm chức năng của tuyến tụy khiến cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng suy nhược và mệt mỏi.
Ngoài ra, khối u có thể gây ra thiếu máu, càng làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức hơn. Nếu mệt mỏi không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi đầy đủ, đó là dấu hiệu cần được lưu ý.
3 dấu hiệu tăng
Vàng da là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy (Ảnh: Getty).
Vàng da và mắt
Một trong những dấu hiệu tăng phổ biến nhất của ung thư tuyến tụy là vàng da và mắt. Khi khối u phát triển gần ống mật và gây tắc nghẽn, bilirubin - chất thải từ quá trình phân hủy hồng cầu - không thể được thải ra ngoài và tích tụ trong cơ thể.
Tình trạng này khiến da và mắt chuyển sang màu vàng. Đi kèm với vàng da thường là các triệu chứng khác như nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, và ngứa da.
Cơ quan Y tế Anh (NHS) khuyến cáo rằng, vàng da, đặc biệt là khi không kèm theo đau đớn, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy ở giai đoạn sớm, đặc biệt là khi khối u nằm ở phần đầu của tuyến tụy.
Tăng tình trạng tiêu chảy và phân mỡ
Ung thư tuyến tụy làm suy giảm khả năng sản xuất enzyme tiêu hóa, đặc biệt là enzyme giúp phân hủy chất béo. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy, phân nhờn (phân mỡ), có mùi hôi và khó rửa trôi.
Nếu tình trạng này kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến tụy không hoạt động hiệu quả, do đó cần được kiểm tra y tế ngay lập tức.
Theo Mayo Clinic, rối loạn tiêu hóa và thay đổi trong màu sắc và cấu trúc phân là một trong những triệu chứng sớm của ung thư tuyến tụy mà nhiều người thường bỏ qua.
Tăng lượng đường trong máu - Khởi phát tiểu đường
Khởi phát tiểu đường đột ngột là một triệu chứng ít được nhận biết nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với ung thư tuyến tụy. Tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị tổn thương do ung thư, cơ thể không còn sản xuất đủ insulin, dẫn đến tiểu đường.
Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư MD Anderson, nhiều bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy được chẩn đoán mắc tiểu đường không lâu trước đó. Điều này đặc biệt đáng chú ý ở những người trên 50 tuổi và không có tiền sử tiểu đường trước đây.
" alt=""/>"2 giảm, 3 tăng" chỉ điểm loại ung thư nguy hiểm hàng đầuGiám đốc Bệnh viện K thông tin thêm, trong y khoa, vai trò của chất chỉ điểm khối u là theo dõi và đánh giá, theo dõi kết quả điều trị, không phải để sàng lọc.
Hơn nữa, một số chất chỉ điểm không chỉ tăng khi bị ung thư, mà viêm nhiễm thông thường, mắc các bệnh phổ biến cũng có thể tăng lên.
Vì thế, PGS Quảng cho rằng xét nghiệm chất chỉ điểm để sàng lọc ung thư không có ý nghĩa quá lớn.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Ảnh: PV).
"Hiện chỉ có hai chất chỉ điểm khá có ý nghĩa phát hiện sớm nguy cơ ung thư là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan. Tuy nhiên, cũng chỉ thực hiện trên đối tượng nguy cơ cao, không thực hiện đại trà", PGS Quảng thông tin thêm.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) khẳng định, xét nghiệm dấu ấn không đặc hiệu trong sàng lọc bệnh ung thư. Nhiều người khi đi xét nghiệm sàng lọc, chỉ số tăng lên thì mất ăn mất ngủ, lo tá hỏa đi khám lại khắp nơi. Nhưng các chỉ số này tăng có thể do đang viêm, do một số bệnh lành tính...
"Đây là phương pháp để theo dõi điều trị ung thư. Ví dụ, một bệnh nhân đang điều trị ung thư cổ tử cung, chỉ số ung thư này trong máu đã giảm xuống qua quá trình theo dõi, bỗng nhiên mấy tháng sau khám lại, xét nghiệm chỉ số này lại tăng lên, cho thấy căn bệnh đó là tái phát, di căn", PGS Phương nói.
Theo PGS Quảng, ung thư là một bệnh nan y, tuy nhiên có trên 200 loại ung thư, mỗi loại lại có phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm khác nhau. Ví như với ung thư vú, việc khám lâm sàng, chụp X-quang vú có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện khối u; Với ung thư dạ dày, đại trực tràng thì có phương pháp nội soi, xét nghiệm máu trong phân... Còn xét nghiệm chất chỉ điểm khối u là để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị, không phải để sàng lọc.
Theo PGS Quảng, hiện nay, số bệnh nhân được phát hiện ung thư giai đoạn sớm ngày càng tăng lên, đặc biệt với ung thư vú do người dân được tuyên truyền nhiều. Bất kể bệnh ung thư nào, việc phát hiện sớm đều mang lại cơ hội điều trị rất cao.
"Khi bị ung thư, tâm lý người bệnh rất nặng nề vì sợ "thần chết" gõ cửa. Tuy nhiên, ung thư không phải vô phương cứu chữa, mà là bệnh có thể điều trị được.
Hiện nay, việc điều trị ung thư tại Việt Nam, các kỹ thuật thực hiện được tương đương các nước phát triển. Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều cải thiện được thời gian sống thêm, như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày... Trước đây tỉ lệ sống 5 năm chỉ khoảng 15%, nay khoảng 20-25%, có nước lên 30%. Tại Bệnh viện K, có những bệnh nhân ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp sống thêm vài chục năm", PGS Quảng nói.
Theo đó, Giám đốc Bệnh viện K khuyến cáo mọi người cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, ít thịt đỏ, không bia rượu, tăng cường tập luyện và hãy nhớ khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư theo chỉ định của bác sĩ.
Khi phát hiện bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, lạc quan, tin tưởng... để kiểm soát bệnh tốt hơn.
" alt=""/>Thực hư xét nghiệm máu một lần sàng lọc sớm ung thư